Luật Hành chính

Chương 1:

Yếu tố nào KHÔNG phải là cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?
- Sự kiện bất khả kháng.

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính:
- Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước ban hành.

Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG?
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.

Điểm khác biệt cơ bản giữa Luật hành chính và Luật dân sự là:
- Phương pháp điều chỉnh.

Nguyên tắc nào KHÔNG phải là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước:
- Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm:
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia.

Trong các quy phạm pháp luật hành chính, quy phạm nội dung là loại quy phạm được ban hành nhằm:
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

Hình thức nào KHÔNG phải là thực hiện quy phạm pháp luật hành chính?
- Ban hành quy phạm pháp luật hành chính.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể.

Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo:
- Thủ tục hành chính.

Phương pháp nào KHÔNG phải là phương pháp quản lý hành chính nhà nước?
- Phương pháp mệnh lệnh.

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là:
- Trật tự quản lý hành chính nhà nước.

Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của:
- Quy phạm pháp luật.

Phương pháp mệnh lệnh đơn phương là:
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính.

Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là:
- Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể.

Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành:
- Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Chủ thể nào KHÔNG có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính Nhà nước:
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
- Quan hệ giữa người lao động A và công ty B.

Trường hợp nào sau đây KHÔNG là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
- Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi nợ.

Quan hệ xã hội nào thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính?
- Công an xã A xử phạt vi phạm hành chính đối với công dân B.

Chương 2:

Thủ tục hành chính là:
- Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là:
- Chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành các thủ tục hành chính.

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính là:
- Quyết định, chỉ thị.

Quyết định hành chính để đảm bảo tính hiệu quả cũng như hiệu lực trên thực tế thì:
- Phải đảm bảo có tính hợp pháp và tính hợp lý.

Chủ thể tham gia thủ tục hành chính gồm:
- Cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm của thủ tục hành chính?
- Có tính bắt buộc tuân thủ theo nguyên tắc hành chính.

Thủ tục nào KHÔNG phải là thủ tục hành chính?
- Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán giữa cá nhân A và B.

Trong giai đoạn khởi xướng vụ việc hành chính, thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền là:
- Có thể được áp dụng phép áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm.

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính gồm:
- Cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý.

Trường hợp nào sau đây cá nhân là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính?
- Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt công dân A với hành vi gây rối trật tự của phiên tòa là:
- Thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là:
- Thủ tục do chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện.

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính:
- Được quy định bởi quy phạm pháp luật hành chính.

Quyết định hành chính là:
- Một dạng của quyết định pháp luật.

Điều kiện cần và đủ để tiến hành khởi xướng vụ việc hành chính là:
- Khi có căn cứ làm phát sinh thủ tục hành chính và khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các căn cứ pháp luật để xác minh chính xác nhu cầu tiến hành thủ tục hành chính.

Quyết định hành chính cá biệt:
- Là cơ sở để áp dụng quy phạm pháp luật.

Văn bản nào sau đây KHÔNG phải là quyết định hành chính?
- Bản án.

Thủ tục nào KHÔNG phải là một loại thủ tục hành chính?
- Thủ tục tiến hành giao kết hợp đồng mua bán nhà.

Văn bản nào là quyết định cá biệt?
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A về hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Thủ tục nào KHÔNG phải là thủ tục hành chính liên hệ trong các trường hợp sau đây?
- Thủ tục kỷ luật cán bộ công chức.

Chương 3:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ, công chức là:
- 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Cơ quan KHÔNG phải cơ quan ngang Bộ:
- Kiểm toán Nhà nước.

Công chức cấp xã là:
- Công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm:
- Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ.

Viên chức là:
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm:
- UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Đặc điểm nào KHÔNG phải đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước?
- Có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Cán bộ là:
- Công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Tổ chức chính trị -xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện và hưởng lương theo ngân sách nhà nước.

Địa vị pháp lý hành chính của các các quan hành chính nhà nước là:
- Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được phân theo cấp hành chính:
- Cấp tỉnh, huyện, xã.

Chủ thể có thẩm quyền Đề nghịUBND, Chủ tịchUBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật củaUBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công.
- Bộ trưởng.

Chủ thể có thẩm quyền kiến nghị với Thủ tướng chính phủ đình chỉ thi hành Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là:
- Bộ trưởng.

Cơ quan nào sau đây KHÔNG phải cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
- Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn xử lý kỷ luật viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có quyền quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức trong thời gian:
- Không quá 15 ngày.

Bộ trưởng có thẩm quyền:
- Ban hành thông tư và hướng dẫn thực hiện.

Cơ quan nào sau đây KHÔNG thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ:
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Chính phủ làm việc theo nguyên tắc:
- Kết hợp lãnh đạo tập thể và lãnh đạo cá nhân.

Viên chức sử dụng bằng giả để được để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật:
- Buộc thôi việc.

Chính phủ có thẩm quyền nào sau đây:
- Quyền lập quy.

UBND các cấp là:
- Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Chương 4:

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, lao động được xác định là:
- Quyền của công dân.

Tổ chức xã hội là:
- Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam, hoạt động không vì lợi nhuận.

Các quyết định của tổ chức xã hội:
- Có tính bắt buộc với các thành viên khác ngoài tổ chức xã hội khi được trao quyền lực nhà nước.

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật, tổ chức xã hội KHÔNG có quyền gì?
- Quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ sở của quy chế pháp lý của công dân là:
- Hiến pháp.

Điều lệ do tổ chức xã hội xây dựng:
- Không phải là văn bản pháp luật, chỉ có hiệu lực với các thành viên trong tổ chức.

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi vi phạm pháp luật Việt nam gồm:
- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính trừ trường hợp họ tham gia với tư cách cá nhân các vụ tranh chấp liên quan đến bất động sản tư nhân trên lãnh thổ Việt Nam, thừa kế, hoạt động thương mại nghề nghiệp tại Việt Nam.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, công dân phải có:
- Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

Khẳng định nào sau đây là SAI?
- Người nước ngoài, người không quốc tịch được quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định tại:
- Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Khẳng định nào sau đây là SAI?
- Người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực giáo dục – xã hội.

Người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam:
- Phải tuân thủ pháp luật Việt nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.

Tổ chức nào KHÔNG phải là tổ chức xã hội?
- Tổ chức tôn giáo.

Khẳng định nào sau đây là SAI?
- Luật sư nước ngoài hành nghề trong chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn về pháp luật Việt Nam.

Người nước ngoài và con em của họ được tham gia học tại:
- Tất cả các trường học của Việt nam, trừ một số trường có liên quan đến an ninh quốc phòng.

Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài được quy định:
- Hạn chế hơn so với công dân Việt Nam.

Khẳng định nào sau đây là SAI?
- Người nước ngoài ở Việt Nam bị trục xuất khi bị xử phạt hành chính.

Tổ chức nào KHÔNG phải là tổ chức chính trị - xã hội?
- Hội nhà văn.

Năng lực pháp luật hành chính của người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam:
- Giống nhau.

Khẳng định nào sau đây là sai?
- Công dân có quyền tham gia dự thảo các văn bản pháp luật.

Chương 5:

Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với
- Cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức xử lý hình sự.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là:
- Hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

Khẳng định nào sau đây là SAI:
- Xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp xử lý hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm hành chính là:
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước Nhà nước.

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG:
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Nhận định nào sau đây là SAI:
- Hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính

Độ tuổi của chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân được xác định:
- Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Hình thức nào sau đây KHÔNG phải là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
- Cải tạo không giam giữ.

Cơ quan KHÔNG có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là:
- Hội đồng nhân dân.

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với vi phạm hành chính thông thường là:
- 01 năm.

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật hành chính:
- Giả định.

Hành vi gây thiệt hại được thực hiện bởi một người chưa đủ 14 tuổi không phải là vi phạm hành chính, vì:
- Người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính.

Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG:
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong những biện pháp xử lý hành chính.

Đưa vào trường giáo dưỡng là:
- Một biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Biện pháp nào sau đây là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật hành chính:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.

Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG:
- Đối với cùng một hành vi vi phạm pháp luật hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là:
- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc về:
- Chủ tịch UBND cấp xã và tòa án nhân dân cấp huyện.

Loại chế tài nào đã được áp dụng trong trường hợp anh Abị cảnh sát giao thông phạt 400.000 đồng về hành vi không cài quai đúng quy cách khi đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông:
- Chế tài hành chính.

Biện pháp nào sau đây KHÔNG phải là một trong những biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm pháp luật hành chính:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Chương 6:

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?
- 01/7/2019.

Hành vi nào sau đây được xác định là hành vi tham nhũng?
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 xác định hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:
- 12 hành vi.

Người kê khai tài sản, thu nhập phải có nghĩa vụ gì?
- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.

Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
- Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?
- Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
- Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.

Những chủ thể nào sau đây không được xác định là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng 2018?
- Người nước ngoài, người không quốc tịch.

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm:
- Phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng.

Phương án nào KHÔNG phải là đặc điểm của tham nhũng?
- Chủ thể của tham nhũng cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước.

Hành vi hách dịch, cửa quyền, đòi hỏi, gây khó khăn phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ là hành vi?
- Nhũng nhiễu.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, tài sản tham nhũng phải được xử lý:
- Thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm đạt được những lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng là hành vi?
- Vụ lợi.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018 là:
- Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây không thuộc loại hành vi tham nhũng?
- Trốn thuế.

Chủ thể nào sau đây không được quy định là người có chức vụ, quyền hạn?
- Người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hành vi nào sau đây KHÔNG phải là hành vi tham nhũng?
- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Khẳng định nào sau đây là SAI:
- Trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm duy nhất của cơ quan nhà nước.

Nhận định nào sau đây là SAI?
- Không tham ô tài sản thì sẽ không có hành vi tham nhũng